Việt Nam Xuất Khẩu Cà Phê Sang Đâu 2024 Mới Nhất

Việt Nam Xuất Khẩu Cà Phê Sang Đâu 2024 Mới Nhất

Quý 1/2024, Việt Nam có sự tăng trưởng vượt trội về giá cà phê xuất khẩu trung bình, trong đó 7 thị trường đạt trên 4.000 USD/tấn, Hungary là thị trường có mức giá cao nhất.

Quý 1/2024, Việt Nam có sự tăng trưởng vượt trội về giá cà phê xuất khẩu trung bình, trong đó 7 thị trường đạt trên 4.000 USD/tấn, Hungary là thị trường có mức giá cao nhất.

Chặng 2: TÀU YM WISH (SINGAPORE-HAMBURG)

Không có hãng tàu nào có thể bao phủ tất cả các cảng biển trên thế giới bằng một tuyến duy nhất, vì vậy phải tách ra thành các tuyến nhỏ, đa dạng.

Vận đơn là vận đơn sạch (Clean B/L) :Không có ghi chú xấu rõ ràng về hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa.

Vận đơn là vận đơn theo lệnh. Consignee : To order of HAMBURG COFEE COMPANY. Là vận đơn mà hàng hoá ghi trong vận đơn đó sẽ được giao theo lệnh của một người nào đó bằng cách ký hậu lên mặt sau của vận đơn.Có thể chuyển nhượng B/L bằng cách ký hậu. Có nhiều khi người mua hàng (Buyer) chưa chắc đã là người nhận hàng cuối cùng và họ có thể bán lô hàng này cho người khác (gọi theo cách dân gian là “bán hàng trên vận đơn”) và khi tìm được người mua thì người được ký hậu sẽ ký hậu vận đơn để chuyển quyền sở hữu cho người mua cuối cùng để người này đi nhận lệnh và làm thủ tục nhận hàng.

Vận đơn là vận đơn bản sao (Copy  B/L) và không giao dịch chuyển nhượng được (non-negotiable).

Vận đơn là vận đơn quá cảnh ( VIA B/L), hàng hóa được vận chuyển thẳng từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng mà không phải qua bất cứ một lần chuyển tải nào.

Tên, địa chỉ người xuất, nhập khẩu:

+ Cà phê Robusta Việt Nam loại 1, cỡ sàng 16, hạt tươi, chưa sấy, chưa khử chất cà-phê-in.

+ Trọng lượng tịnh (N.W) 107,630 tấn

+ Trọng lượng cả bì (G.W) 107,680 tấn

Tiêu chuẩn xuất xứ của hàng hóa:

Loại “P” _ Toàn bộ sản phẩm hàng hóa có 100% nguyên liệu đầu vào và được sản xuất tại 1 quốc gia duy nhất là Việt Nam. Sản phẩm hàng hóa giao dịch trong hợp đồng này có xuất xứ thuần túy Việt Nam, điều này đáp ứng xuất xứ theo yêu cầu của GSP.

Giấy chứng nhận trọng lượng – Certificate of Weight

Là chứng từ xác nhận số lượng của hàng hoá thực giao, thường được dùng trong mua bán những hàng mà trị giá tính trên cơ sở trọng lượng, xác nhận khối lượng thực khi giao hàng có trùng khớp và phù hợp với trọng lượng được quy định như trong hợp đồng thỏa thuận hai bên hay không. Từ đó cũng là cơ sở để tính giá và tổng trị giá thanh toán của đơn hàng.

Giấy chứng nhận trọng lượng hàng hóa được cấp bởi bên thứ ba Công ty cổ phần kiểm định và giám sát sản phẩm cà phê xuất nhập khẩu CAFECONTROL, Việt Nam lập và xác nhận rằng hàng đã được xác định trọng lượng thực dựa trên phương pháp xác định cụ thể, mang tính khách quan hơn.

Ta có thể thấy trọng lượng là hoàn toàn hợp lí với bản hợp đồng đã quy định trọng lượng bằng phương pháp phỏng chừng “khoảng 108 tấn – bulk”. Như vậy, trọng lượng thực giao này là hoàn toàn hợp lí và có thể được chấp nhận bởi bên bán

Phiếu đóng gói – Packing list

Phiếu đóng gói (packing list) là một chứng từ hàng hóa liệt kê những mặt hàng, loại hàng được đóng gói trong một kiện hàng nhất định, do chủ hàng (người gửi hàng)lập ra. Có hai loại phiếu đóng gói: phiếu đóng gói liệt kê chi tiết tỉ mỉ hàng hóa trong kiện hàng, có tiêu đề là phiếu đóng gói chi tiết. Thứ hai là phiếu đóng gói trung lập không ghi tên người bán và người mua nhằm để người mua sử dụng phiếu này bán lại hàng hóa cho người thứ ba.

Phiếu đóng gói ở đây là phiếu đóng gói chi tiết vì đã liệt kê cụ thể từng mã hàng hóa, quy cách, trọng lượng, đóng gói,….. Các nội dung sau đây hoàn toàn phù hợp với nội dung trong hóa đơn:

Nội dung cụ thể của bản kê chi tiết phiếu đóng gói bao gồm các mục:

Đối chiếu với vận đơn, ta thấy hoàn toàn phù hợp, trùng hợp với các thông số về số hiệu container, trọng lượng tịnh, số lượng kiện hàng.

Đối chiếu với hóa đơn, số lượng và trọng lượng thực lúc hàng được giao trùng khớp với 5 kiện và trọng lượng tịnh 107,630 tấn.

Hàng hóa được đựng trong một loại túi vải cỡ lớn cấu tạo từ những sợi vải có độ đàn hồi tốt (đa số dệt dày bằng polyethylene hoặc polypropylene, phủ bọc hoặc không phủ bọc) đường kính thường khoảng từ 100cm đến 45-48 inches, độ cao từ 100 cm đến 200 cm hoặc từ 35 đến 80 inches, sức chứa lên đến 1000 kg hoặc thậm chí hơn nữa. Mẫu bao bì này được thiết kế nhằm lưu trữ và vận chuyển những mặt hàng như cát, nông sản,…. Hàng hóa đựng trong mẫu bao bì này thường được xếp dỡ bằng xe nâng với tấm pallet hoặc được nhấc lên thông qua các móc khuyên của bao bì.

Giấy chứng nhận chất lượng và số lượng – Certificate of Quality and Quantity

Giấy chứng nhận số lượng chất lượng là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng hóa thực giao và chứng minh phẩm chất hàng phù hợp với các điều khoản của hợp đồng. Nếu trong hợp đồng không quy định gì khác, giấy chứng nhận phẩm chất có thể do xưởng hoặc xí nghiệp sản xuất hàng hóa cấp, cũng có thể do cơ quan kiểm nghiệm (hoặc giám định) hàng hóa xuất khẩu cấp.

Giấy chứng nhận chất lượng và số lượng được kiểm định bởi bên thứ ba là Công ty cổ phần kiểm định và giám sát sản phẩm cà phê xuất nhập khẩu CAFECONTROL, Việt Nam lập và xác nhận rằng hàng đã được kiểm hóa và đủ tiêu chuẩn, như vậy sẽ mang tính khách quan hơn.

Số lượng hàng đủ 5 bao đay lớn, chất lượng hàng đạt đúng chỉ tiêu như trên hợp đồng đã kí kết giữa người mua và người bán về tỷ lệ độ ẩm, hạt đen vỡ, tạp chất, cỡ sàng. Thậm chí số lượng hàng còn có chất lượng tốt hơn quy định trong hợp đồng khi chỉ có tỷ lệ hạt đen vỡ là 1,94% và vượt tỷ lệ cỡ sàng trên 16 lên 91,4%. Đối chiếu với hóa đơn và phiếu đóng gói cũng thấy phù hợp.

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật – Phytosanitary Certificate

Không chỉ cung cấp dịch vụ tư vấn, công ty chúng tôi còn vận chuyển nội địa và quốc tế bằng đường bộ, đường hàng không, đường biển, chuyển phát nhanh…

Tin tức, bài viết mới nhất về :

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU hiện đang bị tác động mạnh bởi quyết định hoãn thực thi EUDR (Quy định chống phá rừng của EU - EU Deforesation Regulation). Theo đó, các nhà điều hành và thương nhân lớn sẽ bắt đầu thực thi EUDR từ 30/12/2025 còn các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ sẽ áp dụng từ 30/6/2026.

Kể từ khi EU có ý định hoãn việc thực hiện EUDR, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào EU đã giảm mạnh trong tháng 9/2024 và tiếp tục giảm nhẹ trong tháng 10/2024. Theo tính toán từ số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 10/2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU đạt 18.200 tấn, trị giá hơn 102,8 triệu USD; giảm 4% về lượng và giảm 0,8% về giá trị so với tháng trước đó; song so với cùng kỳ năm ngoái vẫn tăng 57% về lượng và tăng 158,5% về giá trị. Tính chung 10 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU đạt khoảng 500 nghìn tấn, trị giá 1.748,5 triệu USD, giảm 6,5% về lượng song tăng 51,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Tỷ trọng xuất khẩu hàng cà phê của Việt Nam sang EU chiếm 39,6% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước trong tháng 10 và chiếm 38,2% trong 10 tháng đầu năm.

Tỷ trọng xuất khẩu hàng cà phê của Việt Nam sang EU chiếm 39,5% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước trong tháng 10 và chiếm 38,2% trong 10 tháng đầu năm.

Giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang EU trong tháng 10/2024 đạt 5.859 USD/tấn, tăng 3,34% so với tháng 9/2024 và tăng 64,4% so với tháng 10/2023. Trong 10 tháng đầu năm, mức giá xuất khẩu bình quân đạt 3.872 USD/tấn, tăng 62,3% so với cùng kỳ 2023.

Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 10/2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang nhiều thị trường EU giảm mạnh. Nổi bật là xuất khẩu sang Ba Lan giảm 55,2% so với tháng liền trước, xuất sang Bồ Đào Nha giảm gần 43%, sang Pháp giảm 31,3%...

Tuy nhiên, xuất khẩu sang Đức lại tăng bật trở lại gần 189%, xuất sang Hà Lan tăng 98%.

Theo tính toán từ số liệu Hải quan Việt Nam, đứng đầu trong nhóm chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong tháng 10/2024 là loại cà phê chưa rang, chưa khử caffein với kim ngạch là 70,59 triệu USD, giảm 0,4% so với tháng 9/2024 nhưng tăng 266% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm tỷ trọng 69% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê của nước ta sang EU. Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu loại cà phê này đạt 1,50 tỷ USD, tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cơ cấu thị trường thành viên theo kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam

Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 10/2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang nhiều thị trường EU giảm mạnh. Nổi bật là xuất khẩu sang Ba Lan giảm 55,2% so với tháng liền trước, xuất sang Bồ Đào Nha giảm gần 43%, sang Pháp giảm 31,3%...

Tuy nhiên, xuất khẩu sang Đức lại tăng bật trở lại gần 189%, xuất sang Hà Lan tăng 98%.

Tây Ba Nha là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam trong tháng này. Xuất khẩu cà phê sang Tây Ba Nha đạt 28,3 triệu USD (tương đương 4,4 nghìn tấn), giảm 17,1% về giá trị và giảm 22,76% về khối lượng so với tháng 9/2024 nhưng tăng 14% về khối lượng và 77,44% về giá trị so với cùng kỳ 2023, chiếm tỷ trọng 33% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường EU. Giá xuất khẩu đạt trung bình 6342,9 USD/tấn, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê sang nước này đạt 87.833 tấn, trị giá 368 triệu USD, tăng 20,3% về lượng và tăng 87,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cà phê xuất trong thời gian này đạt trung bình 4190 USD/tấn, tăng 65,6% so với cùng kỳ năm trước.

Đứng thứ hai là Đức với 23 triệu USD (tương đương 4.252 tấn), tăng 189% về giá trị và tăng 183% về khối lượng so với tháng 9/2024 và tăng 286% về khối lượng và 571% về giá trị so với cùng kỳ 2023, chiếm tỷ trọng 21% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường EU. Giá xuất khẩu đạt trung bình 5408 USD/tấn, tăng 2,11% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê sang nước này đạt 136.173 tấn, trị giá 504,7 triệu USD, giảm 9,2% về lượng và tăng 50% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cà phê xuất trong thời gian này đạt trung bình 3706 USD/tấn, tăng 65,6% so với cùng kỳ năm trước.

Đứng thứ ba là Ý với 15,7 triệu USD (tương đương 2.948 tấn), giảm 29% về giá trị và giảm 31,5% về khối lượng so với tháng 9/2024 và tăng 96% về khối lượng và 294% về giá trị so với cùng kỳ 2023, chiếm tỷ trọng 9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường EU. Giá xuất khẩu đạt trung bình 5338 USD/tấn, tăng 3,92% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê sang nước này đạt 106.341 tấn, trị giá 369 triệu USD, giảm 11% về lượng nhưng tăng 39% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cà phê xuất trong thời gian này đạt trung bình 3471 USD/tấn, tăng 56% so với cùng kỳ năm trước.

Dự báo Việc Ủy ban châu Âu (EC) đã chính thức gia hạn thực thi Luật chống phá rừng (EUDR) thêm 12 tháng sẽ tiếp tục khiến các hãng rang xay tại châu Âu tạm thời ngưng việc ồ ạt nhập hàng, tuy nhiên, vẫn có nhiều lo ngại về chính sách của Mỹ, nhu cầu tiêu thụ dự kiến mạnh vào cuối năm, nguồn cung thế giới đang khan, do vậy nhu cầu nhập khẩu từ EU dự kiến vẫn sẽ tăng, nhưng tốc độ không mạnh.

Triển vọng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU sẽ tăng mạnh trong 2 tháng cuối năm nay và đầu năm mới do thời điểm này chỉ có duy nhất Việt Nam đang thu hoạch vụ mới và nhu cầu dịp cuối năm tăng lên.