Đất hiếm là một loại khoáng sản có giá trị lớn, tuy nhiên không có quá nhiều người biết đất hiếm là gì.
Đất hiếm là một loại khoáng sản có giá trị lớn, tuy nhiên không có quá nhiều người biết đất hiếm là gì.
Theo Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường như sau:
Theo khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư như sau:
Theo đó, hiện nay việc khai thác đất hiếm được xem là khai thác khoáng sản, trong trường hợp dự án khai thác đất hiếm có quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường thì sẽ phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định.
Trên thực tế, vì trong đất hiếm có chứa chất phóng xạ nên nếu khai thác không đảm bảo sẽ gây ô nhiễm môi trường. Cho nên khi có dự án khai thác đất hiếm sẽ phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
Theo Điều 31 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về thực hiện đánh giá tác động môi trường như sau:
Theo đó, việc đánh giá tác động môi trường sẽ do chủ dự án đầu tư thực hiện hoặc có thể thực hiện thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện
Chủ tịch HĐQT, Phó Giám đốc và các nhân viên Công ty Đất hiếm Việt Nam bị khởi tố để điều tra về tội "Buôn lậu". Đây là diễn biến mở rộng vụ án khai thác khoáng sản tại tỉnh Yên Bái thời gian qua.
Chiều 1-12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết, mở rộng điều tra vụ án “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” và “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty cổ phần tập đoàn Thái Dương (Công ty Thái Dương) và các đơn vị có liên quan, đơn vị đã ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Buôn lậu”.
Mỏ đất hiếm nơi Công ty Thái Dương khai thác ở xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
Cùng với quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra còn áp dụng biện pháp tố tụng đối với một số bị can. Cụ thể, khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét đối với ông Nguyễn Quang Mạnh (Giám đốc điều hành mỏ Yên Phú) về tội “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”.
Ông Mạnh được xác định đã có hành vi giúp Đoàn Văn Huấn (Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Công ty Thái Dương) chỉ đạo, tổ chức khai thác, bán trái phép trên 160.000 tấn quặng đất hiếm và quặng sắt, hưởng lợi bất chính hơn 632 tỷ đồng.
Đồng thời, Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố bị can đối với Lưu Anh Tuấn (Chủ tịch HĐQT Công ty Đất hiếm Việt Nam); khởi tố, bắt bị can để tạm giam, khám xét đối với Đỗ Hạnh Hương (Phó Giám đốc Công ty Đất hiếm Việt Nam); khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét đối với Phạm Xuân Hậu và Phạm Thị Yến (cùng là nhân viên xuất nhập khẩu Công ty Đất hiếm Việt Nam) về tội “Buôn lậu”.
Những người này bị cáo buộc khai báo hải quan gian dối để xuất khẩu trái phép, bán cho các đối tác nước ngoài trên 470 tấn đất hiếm có trị giá trên 380 tỷ đồng trong giai đoạn 2019 - 2023, gây thiệt hại về thuế xuất khẩu (tạm tính) cho Nhà nước số tiền hơn 82 tỷ đồng.
Trước đó, như Báo SGGP đã thông tin, ngày 20-10, các bị can tại Công ty Thái Dương gồm: Đoàn Văn Huấn (Chủ tịch HĐQT), Nguyễn Văn Chính (Phó Tổng Giám đốc), Đặng Trần Chí (Giám đốc) bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội “Vi phạm quy định về thăm dò, khai thác tài nguyên” và “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.
Sau thời gian đấu tranh chuyên án để làm rõ hành vi vi phạm trong khai thác, chế biến và tiêu thụ trái phép quặng đất hiếm, quặng sắt tại mỏ Yên Phú, xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái của Công ty Thái Dương, ngày 9-10, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) đã đồng loạt khám xét khẩn cấp 21 địa điểm khai thác, tập kết, kinh doanh và nhà riêng của các đối tượng liên quan tại tỉnh Yên Bái và 3 tỉnh, thành khác có liên quan; tạm giữ ước tính khoảng hơn 13.700 tấn quặng đất hiếm, hơn 1.400 tấn quặng sắt.
Quá trình điều tra bước đầu xác định: Đoàn Văn Huấn và Nguyễn Văn Chính đã chỉ đạo, tổ chức khai thác, tiêu thụ trái phép hơn 11.200 tấn quặng đất hiếm trị giá khoảng 440 tỷ đồng và hơn 152.000 tấn quặng sắt trị giá khoảng 192 tỷ đồng, hưởng lợi bất chính khoảng 632 tỷ đồng; vi phạm Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 9-2-2012 của Thủ tướng Chính phủ, các khoản 3, 5, 7 Điều 2 và Điều 3 Giấy phép khai thác khoáng sản số 927/GP-BTNMT.
Bên cạnh đó, Đoàn Văn Huấn và Nguyễn Văn Chính còn thỏa thuận với Công ty cổ phần Đất hiếm Việt Nam và Công ty Hợp Thành Phát trong quá trình mua bán quặng đất hiếm và quặng sắt, xuất hóa đơn VAT giảm số lượng và đơn giá bán thực tế; giúp Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương để ngoài sổ sách kế toán trên 28 tỷ đồng từ bán quặng đất hiếm và quặng sắt, không thực hiện nghĩa vụ kê khai nộp thuế, gây thiệt hại cho Nhà nước.
Chính phủ Trung Quốc hôm 29/6 công bố hàng loạt quy định mới nhằm bảo vệ nguồn cung đất hiếm, với lý do an ninh quốc gia.
Các quy định mới liên quan đến việc khai thác, nung chảy và kinh doanh đất hiếm - vật liệu quan trọng gồm 17 nguyên tố được sử dụng trong gần như mọi sản phẩm, từ xe điện đến thiết bị quân sự.
Trung Quốc khẳng định đất hiếm là tài nguyên thuộc sở hữu nhà nước. Chính phủ sẽ giám sát sự phát triển của ngành này. Trung Quốc hiện là nước sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới, đóng góp gần 90% nguồn cung toàn cầu.
Một điểm khai thác đất hiếm ở Nội Mông (Trung Quốc). Ảnh: Reuters
Đất hiếm quan trọng đến mức hồi tháng 5, Liên minh châu Âu (EU) thông qua tham vọng 2030 sẽ nội địa hóa được việc sản xuất vật liệu này. Nhu cầu đất hiếm của EU được dự báo tăng gấp 6 lần trong thập kỷ này và gấp 7 lần đến năm 2050.
Các quy định mới của Trung Quốc sẽ có hiệu lực ngày 1/10. Chính phủ Trung Quốc sẽ lập một hệ thống theo dõi thông tin đất hiếm. Các doanh nghiệp khai thác, nung chảy, phân tách và xuất khẩu đất hiếm cũng phải có quy trình tương tự, ghi nhận "trung thực" về các bước và nhập thông tin vào hệ thống quốc gia.
Từ năm ngoái, Trung Quốc đã hạn chế xuất khẩu germanium và gallium - các nguyên tố dùng phổ biến trong sản xuất chip. Lý do là để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia. Họ cũng cấm xuất khẩu công nghệ làm nam châm đất hiếm và chiết xuất - phân tách đất hiếm.
Những quy định mới thổi bùng lo ngại rằng giới hạn nguồn cung đất hiếm có thể làm tăng căng thẳng với phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Mỹ thường xuyên cáo buộc Trung Quốc dùng kinh tế để gây ảnh hưởng lên các nước khác. Bắc Kinh đến nay vẫn phủ nhận điều này.
Việc Trung Quốc siết quản lý đất hiếm cũng diễn ra trong bối cảnh đầu tháng này, EU công bố kế hoạch tăng thuế với xe điện Trung Quốc. Dù vậy, hai bên đang trong quá trình đàm phán lại về việc này. Hai bên vẫn còn nhiều thời gian, do đến tháng 11, thuế này mới có hiệu lực hoàn toàn.