Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết ông Dũng, 61 tuổi, bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) tạm giam ngày 5/4.
Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết ông Dũng, 61 tuổi, bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) tạm giam ngày 5/4.
Thông tin này có thể không còn chính xác
123 Bạch Đằng, P. 2, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh (TPHCM)
Quá thời hạn ghi trên hợp đồng nhưng vẫn chưa thấy phía Tân Hoàng Minh thanh toán tiền chuyển nhượng cổ phần, cổ đông Công ty Đức Anh đã có công văn đơn phương chấm dứt hợp đồng và hủy việc ủy quyền với ông Tá do không thực hiện đúng cam kết.
Giữa tháng 3.2019, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng làm việc với bà Đinh Thị Hải Yến để đề nghị gia hạn thời hạn thanh toán. Lúc này, ông Dũng mới biết Công ty Đức Anh và dự án đảo Núi Cuống là của bà Yến. Hai bên cũng "té ngửa" khi biết ông Tá nhận đặt cọc 80 tỉ đồng của Tân Hoàng Minh nhưng không thông báo, không chuyển số tiền này cho cổ đông Công ty Đức Anh.
Đáng chú ý, cáo trạng cho hay, ông Dũng chỉ đạo nhân viên soạn thảo công văn gửi Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh Quảng Ninh, đề nghị lập quy hoạch chi tiết xây dựng dự án du lịch biển đảo và du lịch sinh thái. UBND tỉnh Quảng Ninh sau đó có văn bản thông báo "không xem xét chấp thuận" do địa điểm nằm trong ranh giới của dự án đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp tại đảo Núi Cuống đang hoạt động và "chưa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất".
Ông Dũng sau đó yêu cầu ông Tá phải hoàn trả số tiền đã nhận đặt cọc. Ông Tá trả thành nhiều lần, được tổng cộng 33 tỉ đồng, còn chiếm giữ 47 tỉ đồng.
Dù trả lại một phần tiền đã nhận, nhưng ông Tá vẫn khẳng định dự án đảo Núi Cuống là của mình, "được các bác cho", nếu không thì "tỉnh đã thu hồi rồi". Bà Yến chỉ là người giúp việc.
Ông Dũng thông báo đã nhận được văn bản của tỉnh Quảng Ninh, ông Tá cam kết trong vòng một tháng sẽ cho tỉnh Quảng Ninh làm lại văn bản đồng ý cho thực hiện dự án. Tuy nhiên, ông Dũng không đồng ý, đề nghị trả lại tiền. Cuộc nói chuyện được ông Dũng ghi âm, giao nộp cho cơ quan tố tụng.
Quá trình điều tra, ông Tá không thừa nhận hành vi, thường xuyên thay đổi lời khai. Cựu vụ trưởng cho rằng Công ty Đức Anh và Tân Hoàng Minh ký hợp đồng thế nào không rõ, mình chỉ giới thiệu để hai bên tự thỏa thuận.
Về số tiền 80 tỉ đồng, ông Tá nói đây là ông Đỗ Anh Dũng "thưởng" cho mình vì giúp mua được 100% cổ phần của Công ty Đức Anh. Song, những lời khai này đều không có tài liệu, chứng cứ chứng minh.
TPO - Do doanh nghiệp nợ nần, ông Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh) bị cáo buộc cùng con trai và nhóm thuộc cấp mở 9 đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ, số tiền huy động được đã bị ông Dũng chiếm đoạt 8.643 tỷ đồng.
Ngày 22/11, được biết Viện KSND Tối cao vừa ra cáo trạng truy tố bị can Đỗ Anh Dũng (SN 1961, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Cùng tội nêu trên, Viện kiểm sát truy tố Đỗ Hoàng Việt (SN 1994, con trai ông Đỗ Anh Dũng) và 13 đồng phạm khác.
Hồ sơ vụ án thể hiện, tháng 6/2021, Tập đoàn Tân Hoàng Minh có vay nợ lớn, các dự án chưa thể triển khai song do ảnh hưởng của Covid-19, khiến doanh nghiệp lâm cảnh khó khăn về tài chính, có dư nợ tín dụng hơn 18.500 tỷ đồng. Đến tháng 1/2022, Tân Hoàng Minh tăng dư nợ lên gần 20.000 tỷ đồng, chưa kể các khoản nợ đến từ 8 gói trái phiếu đã phát hành năm 2021.
Để có tiền thanh toán nợ, bị can Đỗ Anh Dũng chỉ đạo cấp dưới tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh triển khai phát hành các gói trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ nhằm huy động vốn.
Cha con ông Đỗ Anh Dũng và Đỗ Hoàng Việt.
Theo đó, các bị can thống nhất Tân Hoàng Minh sẽ không trực tiếp đứng ra phát hành trái phiếu do có nhiều công ty con, không thể kiểm toán kịp thời. Thay vào đó, 3 công ty con thuộc tập đoàn sẽ tiến hành bán trái phiếu riêng lẻ gồm Công ty Ngôi Sao Việt; Công ty Soleil và Công ty Cung Điện Mùa Đông.
Cáo buộc cho rằng, các công ty con này sau đó mở 9 đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ, tổng trị giá hơn 10.000 tỷ đồng. Qua đó, bị can Đỗ Anh Dũng và đồng phạm huy động được gần 14.000 tỷ đồng.
Số tiền huy động được, ông Dũng và đồng phạm chi tiêu vào việc khác nhau, không đúng mục đích phát hành trái phiếu.
Theo cơ quan tố tụng, ông Dũng và 15 bị can trong vụ án đã chiếm đoạt 8.643 tỷ đồng, số tiền này hiện đã giao nộp để hoàn trả cho các bị hại.
Cơ quan tố tụng cũng xác định, quá trình phát hành trái phiếu, nhóm doanh nghiệp nghiệp Ngôi Sao Việt, Soleil, Cung Điện Mùa Đông đã ký các hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý tài sản đảm bảo với các ngân hàng Viettinbank Chi nhánh Tây Thăng Long, ngân hàng SHB trung tâm kinh doanh và ngân hàng Vietcombank Chi nhánh Thanh Xuân. Theo quy định, các ngân hàng phải giám sát mục đích sử dụng tiền có được từ phát hành trái phiếu theo đúng mục đích phát hành. Tuy nhiên, các ngân hàng không thực hiện việc này.
Điển hình như Vietcombank Thanh Xuân, ngân hàng này cho Tân Hoàng Minh chuyển 1.890 tỷ đồng sang tài khoản của hai cá nhân nhưng không theo dõi với lý do không ràng buộc quản lý tài khoản.
Khi điều tra, cảnh sát xác định các cá nhân thuộc Vietcombank cũng như SHB, Viettinbank không có dấu hiệu thông đồng, thỏa thuận với các tổ chức phát hành trái phiếu, chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư. Do vậy, họ không bị xử lý hình sự.
Theo cáo trạng, Công ty CP Thương mại và Đầu tư Đức Anh (gọi tắt là Công ty Đức Anh) do bà Đinh Thị Hải Yến giữ chức Chủ tịch HĐQT. Công ty này là chủ đầu tư dự án đảo Núi Cuống tại địa bàn xã Đại Bình, H.Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
Cuối năm 2018, Công ty Đức Anh muốn bán dự án trên và nhờ ông Tá tìm người mua, ông Tá đồng ý. Để thuận lợi cho việc này, bà Yến ký quyết định ủy quyền cho ông Tá thay mặt giao dịch với đối tác mua cổ phần vốn góp của các thành viên trong công ty.
"Khi đối tác đồng ý mua thì thông báo cho HĐQT để các thành viên góp vốn ký hợp đồng sang nhượng, bán toàn bộ cổ phần cho đối tác mua", nội dung ủy quyền nêu rõ.
Do quen biết với ông Đỗ Anh Dũng từ trước, tháng 12.2018, ông Tá mang một quyển quy hoạch địa điểm đảo Núi Cuống đến Công ty Tân Hoàng Minh, gặp ông Dũng giới thiệu bán dự án.
Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh bị lừa 80 tỉ
Ông Tá giới thiệu đảo Núi Cuống đã được UBND tỉnh Quảng Ninh quy hoạch phát triển du lịch, đô thị sinh thái, nhà ở, khách sạn… Dự án này và cả Công ty Đức Anh đều là của mình.
Vẫn theo lời ông Tá, trước đây, ông từng là Giám đốc Nhà khách Chính phủ nên được "các bác" cho dự án. Nhưng vì là cán bộ nhà nước nên không thể đứng tên, ông Tá nhờ vợ chồng bà Yến đứng tên hộ.
Tưởng thật, ông Dũng đồng ý mua, thống nhất giá chuyển nhượng 100% cổ phần Công ty Đức Anh là 400 tỉ đồng.
Ông Tá yêu cầu đặt cọc trước 20%, tương đương 80 tỉ đồng và đề nghị giữ bí mật để mình đi "cảm ơn các bác", đồng thời để thuận lợi hơn cho việc xin thêm diện tích xây dựng sau này. Phần còn lại 320 tỉ đồng, ông Tá nói sẽ chỉ đạo ghi trong hợp đồng chuyển nhượng cổ phần Công ty Đức Anh.
Giữa tháng 1.2019, đại diện Công ty Đức Anh và ông Đỗ Anh Dũng ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. Ông Tá có mặt chứng kiến. Sau khi các cổ đông của Công ty Đức Anh ra về, ông Tá ở lại và nhận đủ 80 tỉ đồng từ phía Tân Hoàng Minh, ký giấy biên nhận.
Về phía mình, vợ chồng bà Yến hỏi và được ông Tá trả lời rằng, sau khi ký hợp đồng bên mua sẽ thanh toán tiền luôn. Vì thế, vợ chồng bà mới không yêu cầu phía ông Đỗ Anh Dũng đặt cọc. Nhưng trên thực tế, ông Tá đã nhận 80 tỉ đồng tiền đặt cọc từ ông Dũng, mà không hề thông báo với vợ chồng bà Yến.
Bị cáo Nguyễn Sỹ Tá khi còn đương chức