Khối C thuộc một trong bốn khối thi đại học chính tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào các bộ môn thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội. Đây cũng là khối ngành phổ biến được những bạn trẻ có niềm đam mê và khả năng trong lĩnh vực văn chương và viết lách.
Khối C thuộc một trong bốn khối thi đại học chính tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào các bộ môn thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội. Đây cũng là khối ngành phổ biến được những bạn trẻ có niềm đam mê và khả năng trong lĩnh vực văn chương và viết lách.
Khối ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp cũng là lựa chọn hấp dẫn mà các sĩ tử có thể tham khảo. Học khối ngành này, học sinh sẽ được đào tạo kiến thức về tư vấn và quản lý các chính sách liên quan đến lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp.
Bạn sẽ được học cách làm sao để đưa ra các chính sách, giải pháp hữu hiệu nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả sản xuất. Một số ngành học Nông – Lâm – Ngư nghiệp hot mà nhất định học sinh không nên bỏ lỡ:
Sinh viên chuyên ngành Khoa học Môi trường
“Khối C học ngành gì” là một câu hỏi khá quan trọng mà nhiều học sinh đặt ra trước khi chọn ngành và xác định hướng nghề nghiệp của mình. Khối C là khối ngành xét tuyển dành cho những sĩ tử có niềm đam mê và năng khiếu về ngôn ngữ, yêu thích các chủ đề văn hóa, lịch sử, nhân văn, xã hội.
Các ngành khối C thường sẽ liên quan đến công việc truyền thông, nghiên cứu, giáo dục, quản lý, du lịch,… Tuy nhiên, để có thể phù hợp với khối thi này, học sinh cần đáp ứng những yếu tố sau:
• Có kiến thức về các lĩnh vực nhân văn, xã hội, thích khám phá về lịch sử, con người, các nền văn hóa, địa danh,…
• Luôn cập nhật thông tin mới về lĩnh vực mà bản thân quan tâm.
• Có tư duy phản biện và phân tích nhạy bén.
• Yêu thích viết lách, luôn cẩn thận và tỉ mỉ.
Học sinh cần có niềm đam mê khám phá lịch sử, văn hóa và con người,…
Các ngành khối C rất đa dạng. Hotcourses Vietnam sẽ gợi ý cho bạn một số ngành đại học khối C phổ biến nhất mà bạn có thể cân nhắc theo đuổi.
Ngành báo chí là một trong những ngành học khối C phổ biến nhất cho các bạn nữ sinh. Ngoài việc thu thập tin tức và viết lách để truyền tải thông tin đến độc giả, bạn sẽ được rèn luyện nhiều kỹ năng khác như chụp ảnh, sản xuất video hay sản xuất nội dung phát thanh để cung cấp thông tin dưới nhiều hình thức nghe nhìn khác nhau. Trong thời đại công nghệ 4.0, cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực này cũng rất đa dạng, như làm việc trong các tòa soạn báo chính thống, các đơn vị báo mạng hay thậm chí là tự thành lập nền tảng tin tức của riêng bạn.
Nếu bạn phân vân khối C thi ngành gì, bạn có thể tìm hiểu ngành truyền thông - quan hệ công chúng. Báo chí và truyền thông/ quan hệ công chúng đều có điểm chung là truyền tải thông điệp dưới các hình thức nghe nhìn tới đối tượng khán giả nhất định. Theo học ngành truyền thông, bạn sẽ học cách lan tỏa thông điệp của một đơn vị, tổ chức đến người khác nhằm xây dựng hình ảnh, phổ cập kiến thức hay thậm chí là xử lý khủng hoảng truyền thông. Đối tượng truyền thông của bạn có thể là khách hàng hiện hữu, khách hàng tiềm năng, người theo dõi doanh nghiệp trên mạng xã hội, đối tác hay các cơ quan báo đài.
Ngành Quan hệ công chúng (PR) đóng vai trò quan trọng đối với mỗi tổ chức, vì nó giúp xây dựng mối quan hệ và hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp hoặc cá nhân trong mắt công chúng. Đối tượng tiếp nhận chính của hoạt động PR có thể là tổ chức báo chí, cơ quan chính phủ, nhà đầu tư,... mà không nhất thiết phải là người chi tiền mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn.
Thông thường, những bạn sinh viên nữ học tốt các môn trong khối xã hội như Văn - Sử - Địa có chỉ số cảm xúc (EQ) cao và khả năng thấu cảm với người khác. Chính vì thế, bạn có thể theo học ngành tâm lý nhằm tìm hiểu và lí giải về hành vi, cảm xúc và tư duy của con người.
Trong ngành tâm lý, bạn cũng có thể lựa chọn theo đuổi nhiều chuyên ngành khác nhau, tùy thuộc vào thế mạnh và sở thích của bạn như tâm lý học tội phạm (Criminal psychology), tâm lý học lâm sàng (Clinical psychology), tâm lý học xã hội (Social Psychology), tâm lý học hành vi (Behavioural Psychology), tâm lý học tư vấn (Consulting psychology),...
Sư phạm là một trong các ngành học khối C phổ biến được các bạn nữ lựa chọn nhiều nhất. Nếu bạn yêu thích trở thành giáo viên, hoặc thấy mình có thế mạnh về viết lách, thuyết trình trước đám đông và truyền đạt kiến thức cho người khác, bạn có thể cân nhắc theo học ngành sư phạm. Ngoài việc đào tạo kiến thức chuyên môn, bạn cũng sẽ được tìm hiểu về tâm lý học, phương pháp giảng dạy và các kỹ năng mềm như nói trước đám đông, tương tác với người học, tư duy phản biện và sáng tạo,...
Rất nhiều bạn sinh viên nữ khối C đam mê tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, địa lý của các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, theo đuổi ngành du lịch - nhà hàng - khách sạn có thể là lựa chọn đúng đắn cho bạn. Có nhiều chuyên ngành khác nhau để bạn lựa chọn như chuyên ngành Quản trị du lịch (Tourism management), Quản trị nhà hàng khách sạn (Hospitality management), Quản trị du thuyền (Cruise tourism)...
Bạn sẽ có cơ hội trang bị kiến thức về du lịch và các dịch vụ liên quan, cũng như cơ hội tiếp xúc với khách hàng từ khắp nơi trên thế giới. Một số lựa chọn nghề nghiệp cho phép bạn thỏa mãn niềm đam mê khám phá thế giới có thể kể đến hướng dẫn viên du lịch, chuyên viên tổ chức sự kiện,...
Khối ngành Khoa học nhân văn không chỉ tập trung vào việc phân tích và đánh giá văn hóa, lịch sử và nghệ thuật, mà còn đi sâu vào các vấn đề xã hội, đạo đức và triết học. Từ việc nghiên cứu các tác phẩm văn học và nghệ thuật đến việc khám phá các di sản văn hoá và xã hội, ngành này cung cấp cái nhìn đa chiều và sâu sắc về con người và thế giới chúng ta đang sống.
Một số ngành trong khối này có thể kể đến như: Bảo tàng học, Chính trị học, Khoa học thư viện, Lịch sử, Ngôn ngữ học, Văn học, Triết học, Tôn giáo, Ngôn ngữ Anh, Quan hệ quốc tế, Đông phương học và Nghiên cứu văn hóa, …
Những người theo đuổi ngành Luật - Kinh tế được trang bị kiến thức vững chắc về cả hai lĩnh vực Luật và Kinh tế, đồng thời được cung cấp những kỹ năng cần thiết để phân tích các vấn đề pháp lý và kinh tế, cách thương thảo hợp đồng, và giải quyết tranh chấp. Điều này cho phép họ hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế, đồng thời khám phá cách mà luật pháp ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và ngược lại.
Cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường của khối ngành này rất rộng mở, bạn không chỉ có thể làm việc trong các công ty luật, cơ quan chính phủ hay tòa án, mà còn có thể tham gia vào các tổ chức kinh doanh, cơ quan tài chính, cơ quan quốc tế, công ty tư vấn pháp lý, ngân hàng, công ty bảo hiểm, ...
Ngành Nông nghiệp nghiên cứu các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi, với mục đích cải thiện năng suất và chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp. Những người theo đuổi ngành này học cách áp dụng công nghệ mới và phát triển kỹ thuật canh tác bền vững, từ đó đóng góp vào việc đảm bảo an ninh lương thực và giảm thiểu tác động môi trường.
Ngành Lâm nghiệp tập trung vào việc quản lý và bảo vệ rừng, bao gồm cả việc khai thác gỗ một cách bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học. Sinh viên trong ngành này học cách duy trì sự cân bằng giữa nhu cầu khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường, từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ suy thoái rừng và bảo tồn các hệ sinh thái quý giá.
Ngành Ngư nghiệp chuyên về việc nuôi trồng và khai thác nguồn lợi thủy sản. Các chuyên gia trong lĩnh vực này nghiên cứu các phương pháp nuôi trồng thủy sản bền vững, đánh bắt hợp lý, và bảo vệ môi trường biển. Họ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tài nguyên thủy sản và đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp này.