Xuất nhập khẩu không phải là ngành nghề đăng ký kinh doanh mà đó là quyền mặc định của doanh nghiệp, nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nào thì được quyền xuất khẩu mặt hàng đó. Do đó, không thể đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu với tư cách là một ngành nghề trong hệ thống ngành kinh tế. Xuất nhập khẩu được coi là quyền của doanh nghiệp nên doanh nghiệp trong nước. Vì vậy doanh nghiệp sẽ không phải đăng ký ngành này trước khi hoạt động. Tuy nhiên thực tiễn hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp vẫn nên ghi nhận ngành nghề này vào khi đăng ký doanh nghiệp thông qua mã ngành 8299.
Xuất nhập khẩu không phải là ngành nghề đăng ký kinh doanh mà đó là quyền mặc định của doanh nghiệp, nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nào thì được quyền xuất khẩu mặt hàng đó. Do đó, không thể đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu với tư cách là một ngành nghề trong hệ thống ngành kinh tế. Xuất nhập khẩu được coi là quyền của doanh nghiệp nên doanh nghiệp trong nước. Vì vậy doanh nghiệp sẽ không phải đăng ký ngành này trước khi hoạt động. Tuy nhiên thực tiễn hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp vẫn nên ghi nhận ngành nghề này vào khi đăng ký doanh nghiệp thông qua mã ngành 8299.
Khi nhận được hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, bổ sung, thay đổi thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi. Trường hợp có thay đổi mà doanh nghiệp không thông báo thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Như vậy, khi doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu thì chỉ cần thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký thông tin với cơ quan thuế là có hoạt động “Xuất nhập khẩu”. Thông tin về việc doanh nghiệp có đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu hay không được thể hiện tại mạng đăng ký kinh doanh quốc gia.v.v… đồng thời được liên thông với nhiều cơ quan như cơ quan Thuế, Hải quan …
Danh mục các ngành nghề thuộc nhóm ngành xuất nhập khẩu gồm:
-Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh
-Ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
– Hoạt động của các đại lý bán vé máy bay;
– Hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan;
Lưu ý: Doanh nghiệp có thể đăng ký xuất nhập khẩu chỉ một hoặc một vài mặt hàng thay vì “Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh”.
Ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp muốn đăng ký ngành nghề này cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, đảm bảo có đủ ngành nghề kinh doanh phù hợp với hàng hóa dự định xuất nhập khẩu;
+ Công bố chất lượng hàng hóa đối với những ngành nghề mà pháp luật quy định phải thực hiện trước khi xuất nhập khẩu hàng hóa;
+ Thực hiện đúng các quy trình hải quan.
Các giấy phép cần có để mở công ty xuất nhập khẩu
Hướng dẫn thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ cho doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Cách mở công ty thương mại xuất nhập khẩu có vốn nước ngoài
Quy trình thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa
Đánh Giá Bài Viết Bạn Nhé Để Giúp Chúng Tôi Hiểu Bạn Hơn
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư để thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bổ sung mục tiêu hoạt động thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ QUYỀN XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Nhà đầu tư nước ngoài có dự án đầu tư thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa gắn với thành lập doanh nghiệp phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, bổ sung mục tiêu hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư và cấp Giấy phép kinh doanh.
1. Hồ sơ cho việc đăng ký bổ sung quyền xuất khẩu, nhập khẩu
Đăng ký quyền xuất khẩu, nhập khẩu là hồ sơ phải được thẩm tra tại cơ quan liên quan để xin ý kiến chuyên ngành trước khi được Cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
Hồ sơ trong trường hợp xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu bao gồm:
– Hồ sơ thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
– Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá;
– Tài liệu chứng minh năng lực tài chính và kinh nghiệm của chủ đầu tư trong việc thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu;
– Chứng từ của cơ quan thuế về việc thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm liền kề đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bổ sung thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu. Trường hợp không có hoặc thiếu chứng từ, doanh nghiệp giải trình bằng văn bản nêu rõ lý do;
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu điều chỉnh nội dụng thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư hoặc thủ tuc điều chỉnh Giấy chứng nhân đầu tư kèm theo cấp Giấy phép kinh doanh.
Trường hợp điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư, hồ sơ gồm:
– Hồ sơ thẩm tra điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
– Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá;
– Tài liệu chứng minh năng lực tài chính và kinh nghiệm của chủ đầu tư trong việc thực hiện nội dung điều chỉnh;
– Báo cáo tình hình thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu;
– Chứng từ của cơ quan thuế về việc thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm liền kề. Trường hợp không có hoặc thiếu chứng từ, doanh nghiệp giải trình bằng văn bản nêu rõ lý do;
Hồ sơ trong trường hợp điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư kèm theo cấp Giấy phép kinh doanh gồm:
– Hồ sơ thẩm tra điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
– Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá;
– Tài liệu chứng minh năng lực tài chính và kinh nghiệm của chủ đầu tư trong việc thực hiện nội dung điều chỉnh;
– Báo cáo tình hình thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu;
– Chứng từ của cơ quan thuế về việc thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm liền kề. Trường hợp không có hoặc thiếu chứng từ, doanh nghiệp giải trình bằng văn bản nêu rõ lý do;
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh
Địa chỉ: Số 44/282 Lạc Long Quân, P. Bưởi, Tây Hồ,Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH TẠI SƠN TÂY
Địa chỉ: Số 78 phố Sơn Lộc, P. Sơn Lộc, TX. Sơn Tây, Hà Nội
PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP cho tôi hỏi: Tôi có nhu cầu thành lập công ty xuất nhập khẩu, vậy trong lúc đăng ký kinh doanh, tôi có cần đăng ký ngành nghề là xuất, nhập khẩu hay không?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Theo khoản 5 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định “Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu” là quyền của doanh nghiệp.
Ngoài ra, Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại, quy định chi tiết quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu. Trong đó, quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu như sau:
Điều 3. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
1. Thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.
2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan…
Có thể thấy, xuất, nhập khẩu không phải là ngành nghề kinh doanh nên khi ĐKKD doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu. Khi đó, doanh nghiệp chỉ kê khai đăng ký thông tin đăng ký thuế là có hoạt động "Xuất nhập khẩu". Thông tin về việc doanh nghiệp có đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu hay không được thể hiện tại mạng đăng ký kinh doanh quốc gia, đồng thời được liên thông với nhiều cơ quan như cơ quan Thuế, Hải quan…
Trên đây là nội dung hỗ trợ của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP về vấn đề trên.
Trong thời buổi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển và có sự giao lưu kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới thì việc đăng ký mã số xuất nhập khẩu ngày càng quan trọng hơn. Vậy làm thế nào để có thể đăng ký mã số cho hoạt động xuất nhập khẩu và khi nào có thể thực hiện thủ tục khai báo với cơ quan hải quan trực tuyến. Bài tư vấn dưới đây sẽ giải đáp chi tiết những vướng mắc này cho Quý vị.
Xem thêm: >> Hướng dẫn quy trình thành lập công ty theo Luật doanh nghiệp >> Tư vấn về thành lập doanh nghiệp năm 2021 >> Tìm hiểu về cách thức đăng ký kinh doanh nhanh