Cổng Thông Tin Đh Đại Nam

Cổng Thông Tin Đh Đại Nam

Thứ hai, September 30, 2024 - 14:49

Thứ hai, September 30, 2024 - 14:49

DANH SÁCH CÁC GIÁO SƯ / PHÓ GIÁO SƯ / TIẾN SĨ CƠ HỮU (Trường Đại học Y Dược)

- Đơn vị quản lý: Trường Đại học Nghệ thuật - Mã ngành: 1260/QĐ-ĐHH - Tên chương trình đào tạo: Chương trình liên kết đào tạo thạc sĩ mỹ thuật liên kết giữa Trường Đại học Nghệ thuật Đại học Huế và Trường Đại học Mỹ thuật và Mỹ thuật ứng dụng Mahasarakham, Thái Lan.

Tên đơn vị: Trường Đại học Quảng Nam

Địa chỉ: 102 Hùng Vương- Tam Kỳ

Trường Đại học Quảng Nam - một trường đại học của Quảng Nam và trước hết vì Quảng Nam

Trường Đại học Quảng Nam được Thủ Tướng Chính Phủ ra quyết định thành lập tháng 6 năm 2007 trên cơ sở trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam. Việc thành lập trường Đại học Quảng Nam nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực, phù hợp với cơ cấu kinh tế - xã hội của Quảng Nam, từ đó mở rộng điều kiện và cơ hội học tập cho người học trong và ngoài Tỉnh, góp phần nâng cao dân trí, trình độ học vấn - khoa học kỹ thuật và nhân văn cho cộng đồng dân cư địa phương.

Giảng đường trường Đại học Quảng Nam

Trường Đại học Quảng Nam đuợc xây dựng phát triển theo hướng đa ngành, đa hệ, trở thành trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa học, trung tâm văn hóa giáo dục lớn của tỉnh Quảng Nam. Trường được xây dựng tại 2 cơ sở: cơ sở 1 với diện tích gần 7 ha, nằm ở trung tâm Thành phố Tam Kỳ, cơ sở 2 với diện tích 50 ha nằm ở xã Tam Phú, TP Tam kỳ, tỉnh Quảng Nam.

Trường Đại học Quảng Nam dự kiến cơ cấu đào tạo 30% SV thuộc ngành sư phạm và 70% SV thuộc ngành đào tạo khác. Hiện nay, Trường ưu tiên đào tạo các ngành mũi nhọn là Du lịch, Công nghệ thông tin và Ngoại Ngữ... Phương châm đào tạo của Nhà trường là sinh viên tốt nghiệp có khả năng sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học và một ngoại ngữ trong chuyên môn. Ngoài ra, Trường còn liên kết với các trường Dạy nghề, THCN, Cao đẳng, Đại học trên địa bàn để đào tạo liên thông từ trung học, cao đẳng lên đại học.

Quảng Nam là một vùng đất học, vùng đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà nói chung; cán bộ, giáo viên, sinh viên Trường ĐHQN nói riêng đều có mong muốn xây dựng một trường đại học ngoài những tiêu chí chung, còn phải mang những đặc trưng riêng của xứ Quảng, đó là một trường đại học của Quảng Nam và trước hết vì Quảng Nam. Vì vậy, để ước vọng ấy sớm trở thành hiện thực, theo chúng tôi, cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trước mắt sau đây:

Một là, tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ có bản lĩnh về chính trị, giỏi về chuyên môn, tốt về phẩm chất đạo đức, tận tụy với nghề nghiệp, xem đây là nhiệm vụ trung tâm để nâng cao chất lượng GDĐT của nhà trường. Phấn đấu từ nay đến năm 2015, sẽ tiếp tục đưa đi đào tạo ít nhất 5 nghiên cứu sinh và 7 cao học mỗi năm, nhằm thực hiện chủ trương của Bộ GDĐT đối với các môn học thuần túy về lý thuyết, giảng viên có trình độ tiến sĩ mới được giảng dạy bậc đại học và thạc sĩ mới được giảng dạy bậc cao đẳng. Tiếp tục thu hút SV tốt nghiêp đại học loại giỏi hoặc có bằng sau đại học về trường, bảo đảm đạt tỷ lệ 20 sinh viên/1 giảng viên; tích cực đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, đáp ứng yêu cầu và xu thế mới của giáo dục đại học.

Hai là, việc tuyển sinh phải dựa trên cơ sở nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương và khu vực, phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Trước hết, tập trung phát triển các ngành học văn hóa, du lịch, tin học… Tiếp tục đẩy mạnh liên kết đào tạo với các trường đại học - cao đẳng... để đào tạo các ngành nghề mà bản thân nhà trường chưa đủ mạnh, hơn nữa thông qua đây sẽ học tập kinh nghiệm quản lý, giảng dạy. Việc đào tạo liên thông trong nội bộ nhà trường và các trường bạn là vấn đề phải làm ngay từ khi trường đại học chính thức đi vào hoạt động. Ưu tiên mời chuyên gia và giảng viên có trình độ cao trong và ngoài nước, nhất là các nhà quản lý tham gia giảng dạy, báo cáo chuyên đề.

Ba là, đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại theo phương thức xã hội hóa, thu hút các nguồn lực đầu tư nhằm đáp ứng đúng mức yêu cầu nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập của cán bộ, giảng viên và HS-SV một trường đại học đa ngành. Tăng cường các điều kiện thực hành tại chỗ, đồng thời liên kết với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, dịch vụ… tạo môi trường thuận lợi cho HS-SV thâm nhập thực tế ngay từ những năm đầu vào trường.

Bốn là, cần đầu tư hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ vào trong giảng dạy và học tập, trước mắt cần tập trung biên soạn giáo trình có chất lượng và đưa công nghệ thông tin vào quản lý mọi mặt trong nhà trường, tạo nên một phong cách quản lý mới: khoa học và hiệu quả.

Tất nhiên, ngoài nỗ lực chủ quan của nhà trường, Trường ĐHQN rất cần mọi sự quan tâm giúp đỡ của các ngành, các cấp cũng như tất cả những ai quan tâm đến sự học của con em Quảng Nam.