Chỉ Tiêu Tuyển Sinh Trường Đại Học Thương Mại 2023

Chỉ Tiêu Tuyển Sinh Trường Đại Học Thương Mại 2023

Trường Đại học Thương mại vừa chính thức công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2024.

Trường Đại học Thương mại vừa chính thức công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2024.

Theo đó, năm 2023, Trường Đại học  Thương mại (mã trường TMU) tuyển sinh theo các nhóm phương thức:

Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT và quy định của trường - Mã phương thức xét tuyển 301.

Xét tuyển theo từng tổ hợp bài thi/môn thi - Mã phương thức xét tuyển 100.

Điểm xét tuyển = Tổng điểm 3 bài thi/môn thi theo tổ hợp đăng ký xét tuyển + Điểm ưu tiên (nếu có).

Xét tuyển theo kết quả học tập cấp THPT của thí sinh học 3 năm (lớp 10, 11, 12) tại trường THPT chuyên toàn quốc/trường THPT trọng điểm quốc gia, tốt nghiệp năm 2023 theo từng tổ hợp môn xét tuyển - Mã phương thức xét tuyển 200.

Điểm xét tuyển = Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp đăng ký xét tuyển + Điểm ưu tiên (nếu có).

Trong đó, điểm từng môn trong tổ hợp đăng ký xét tuyển được xác định là trung bình cộng điểm học tập 3 năm lớp 10, 11, 12 của môn đó.

(1) Xét tuyển theo kết quả thi Đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức năm 2023 - Mã phương thức xét tuyển 402a.

Điểm xét tuyển = Tổng điểm bài thi ĐGNL*30/150 + Điểm ưu tiên (nếu có)

(2) Xét tuyển theo kết quả thi Đánh giá tư duy của ĐH Bách Khoa Hà Nội - Mã phương thức xét tuyển 402b.

Điểm xét tuyển = Tổng điểm bài thi ĐGTD*30/100 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Thí sinh lưu ý dù xét tuyển theo kết quả thi Đánh giá năng lực, Đánh giá tư duy vẫn phải tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 để xét ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường theo quy định.

(1) Xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký xét tuyển với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 - Mã phương thức xét tuyển 409.

Điểm xét tuyển = [Điểm thi môn Toán + Điểm thi môn còn lại trong tổ hợp đăng ký xét tuyển (không bao gồm môn Ngoại ngữ) + Điểm quy đổi chứng chỉ quốc tế (bảng dưới)*2]*3/4 + Điểm ưu tiên (nếu có).

Bảng quy đổi chứng chỉ quốc tế.

(2) Xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký xét tuyển với kết quả học tập cấp THPT - Mã phương thức xét tuyển 410.

Xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký xét tuyển với điểm trung bình cộng điểm học tập 3 năm cấp THPT (Điểm học bạ) môn Toán và Điểm trung bình cộng điểm học tập 3 năm cấp THPT môn còn lại trong tổ hợp đăng ký xét tuyển (không bao gồm môn Ngoại ngữ) của các thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023.

Điểm xét tuyển = [Điểm học bạ môn Toán + Điểm học bạ môn còn lại trong tổ hợp + Điểm quy đổi chứng chỉ quốc tế*2]*3/4 + Điểm ưu tiên (nếu có).

(3) Xét tuyển kết hợp giải Học sinh giỏi với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 - Mã phương thức xét tuyển 500.

Điểm xét tuyển = Tổng điểm 3 bài thi/môn thi theo tổ hợp đăng ký xét tuyển + Điểm thưởng giải học sinh giỏi (bảng dưới) + Điểm ưu tiên (nếu có). Trong đó, Điểm ưu tiên (nếu có) bao gồm điểm ưu tiên theo đối tượng và điểm ưu tiên theo khu vực được xác định theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD-ĐT.

Quy định điểm thưởng giải học sinh giỏi.

Chỉ tiêu các ngành đào tạo đại học: Xem tại đây

Sinh viên ngành cơ khí chế tạo máy Trường đại học Công Thương TP.HCM đang thực tập tại xưởng máy của trường - Ảnh: VĂN VŨ

Trường đổi tên để phù hợp xu thế đào tạo đa ngành

Ngày 1-7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định số 789/QĐ-TTg về việc đổi tên Trường đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM (HUFI) thành Trường đại học Công Thương TP.HCM (HUIT).

Theo TS Thái Doãn Thanh - phó hiệu trưởng HUIT - việc đổi tên trường đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của trường. Với tầm nhìn đến 2045, HUIT trở thành cơ sở giáo dục đại học ứng dụng, đổi mới sáng tạo, đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu của quốc gia, có vị thế trong khu vực châu Á, tiên phong một số ngành trong lĩnh vực công thương.

HUIT đang phát triển và đa dạng hóa chương trình đào tạo, đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp hiện đại. Thực tế hiện nay nhà trường đang đào tạo 33 ngành trình độ đại học, 10 ngành trình độ thạc sĩ, và 3 ngành trình độ tiến sĩ. Trong đó không chỉ lĩnh vực công nghiệp thực phẩm mà đào tạo đa ngành, gồm có tất cả lĩnh vực về công thương.

"Những trường có tên gọi mang tính chất đơn ngành nhưng không còn đào tạo đơn ngành nữa thì cần có sự chuyển đổi để phù hợp xu hướng mới.

Dù đổi tên nhưng nhà trường vẫn có định hướng phát triển ngành mũi nhọn, ngành tiên phong là công nghệ thực phẩm. Trường cũng thuộc cơ quan chủ quản là Bộ Công Thương, do đó tên gọi Trường đại học Công Thương TP.HCM sẽ phù hợp hơn", ông Thanh nhấn mạnh.

Sinh viên ngành công nghệ thực phẩm đang thực hành tại phòng thí nghiệm của trường

Tăng chỉ tiêu mở thêm 3 ngành mới đào tạo nhân lực chất lượng cao

Năm 2023, HUIT mở thêm 3 ngành mới trình độ đại học: thương mại điện tử, công nghệ tài chính, khoa học dữ liệu. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học chính quy năm nay của trường là 6.300 sinh viên.

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn - giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông HUIT - cho rằng với các điều kiện đảm bảo chất lượng, HUIT đang dần khẳng định vị thế của một cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống các cơ sở giáo dục đại học trong nước và khu vực.

"Với cam kết đào tạo nhân lực chất lượng cao và phát triển bền vững, HUIT đã và đang đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam", ông Sơn khẳng định.

Danh sách 33 ngành tuyển sinh đại học chính quy của HUIT

Thông tin tuyển sinh chi tiết năm 2023 của HUIT có thể xem tại đây.

Sinh viên tập thể thao tại phòng gym HUIT để tăng cường sức khỏe

Dự báo điểm chuẩn vào Trường đại học Công Thương TP.HCM

Cũng theo ông Phạm Thái Sơn, năm nay việc xét tuyển đại học bằng điểm thi sẽ "khốc liệt" hơn năm ngoái vì các trường chủ yếu tập trung vào điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển. Theo đó, mức điểm trúng tuyển sẽ thấp hơn năm ngoái từ 0,5 - 1 điểm ở nhiều trường đại học ở mức trung bình, còn các trường đại học tốp trên điểm chuẩn cao vẫn như năm 2022.

Dự báo điểm trúng tuyển của phương thức xét kết quả thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2023 sẽ tương đương với mức điểm "sàn" của HUIT đã công bố, tức khoảng từ 600 điểm - 700 điểm.

Còn điểm chuẩn của phương thức xét điểm học bạ THPT năm nay dự báo sẽ giảm khoảng từ 0,5 - 2 điểm. Nguyên nhân của việc giảm điểm này là do chỉ tiêu của trường đã tăng lên và hồ sơ nộp vào trường hiện chỉ bằng 1/3 so với năm 2022.

Các ngành thế mạnh của trường là ngành công nghệ thực phẩm, marketing, quản trị kinh doanh, thương mại điện tử, kinh doanh quốc tế, ngôn ngữ Anh, công nghệ thông tin.... dự báo có mức điểm trúng tuyển cao hơn. Theo đó, mức điểm trúng tuyển dao động trong khoảng từ 23 - 26 điểm học bạ THPT (3 môn xét tuyển), còn điểm thi đánh giá năng lực khoảng từ 650 - 700 điểm.

Còn các ngành còn lại của trường điểm trúng tuyển bằng học bạ THPT sẽ từ 20 điểm trở lên, còn điểm chuẩn xét kết quả thi đánh giá năng lực sẽ từ mức 600 - 650 điểm.

Chiều nay 6-6, nhà trường sẽ công bố điểm chuẩn của hai phương thức xét tuyển sớm là xét kết quả thi đánh giá năng lực và xét học bạ THPT.