Biến Đổi Khí Hậu Ở An Giang

Biến Đổi Khí Hậu Ở An Giang

Dư luận về biến đổi khí hậu có mối liên hệ với một loạt các biến số rộng, trong đó bao gồm tác động của các yếu tố xã hội nhân khẩu học, chính trị, văn hóa, kinh tế và môi trường[3] cũng như phạm vi đưa tin của phương tiện truyền thông[4] và sự tương tác với các tin tức và phương tiện truyền thông xã hội khác nhau.[5] Dư luận quốc tế về biến đổi khí hậu cho thấy phần lớn đều coi cuộc khủng hoảng này là một trường hợp khẩn cấp.

Dư luận về biến đổi khí hậu có mối liên hệ với một loạt các biến số rộng, trong đó bao gồm tác động của các yếu tố xã hội nhân khẩu học, chính trị, văn hóa, kinh tế và môi trường[3] cũng như phạm vi đưa tin của phương tiện truyền thông[4] và sự tương tác với các tin tức và phương tiện truyền thông xã hội khác nhau.[5] Dư luận quốc tế về biến đổi khí hậu cho thấy phần lớn đều coi cuộc khủng hoảng này là một trường hợp khẩn cấp.

Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là cơ sở khoa học tạo nên Âm lịch

Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng tạo nên sự chuyển động kép Mặt Trăng - Trái Đất với tâm nằm ở khoảng 0,73 bán kính Trái Đất, mà ta thường quen gọi là chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

Mặt phẳng chứa quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất được gọi là mặt phẳng Bạch đạo. Mặt phẳng Bạch đạo lệch với mặt phẳng Hoàng đạo 509’. Góc nghiêng cực đại của mặt phẳng Bạch đạo với mặt phẳng xích đạo Trái Đất là 28036’.

Thời gian Mặt Trăng chuyển động được một vòng quanh Trái Đất là 27,32 ngày trái đất. Tốc độ trung bình 3.660 km/h (1.017 m/s). Do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, còn Mặt Trăng lại quay quanh Trái Đất nên vị trí tương đối của Mặt Trăng đối với Mặt Trời và Trái Đất thay đổi theo chu kì. Thời điểm Mặt Trời và Mặt Trăng ở cùng một phía của Trái Đất và vết chiếu của Mặt Trăng lên mặt phẳng Hoàng đạo nằm trên đường thẳng nối tâm Mặt Trời với tâm Trái Đất gọi là thời điểm giao hội (điểm giao hội còn gọi là điểm sóc). Từ điểm giao hội trước, Mặt Trăng chuyển động được 1 vòng (27,32 ngày), vẫn phải tiếp tục chuyển động thêm hơn 2 ngày nữa là 29,5 ngày mới đến điểm giao hội tiếp theo. Khoảng thời gian này là tháng giao hội, hay là một tháng Âm lịch. Thời điểm Mặt Trăng đến điểm giao hội là ngày mồng 1, còn gọi là ngày sóc. Thời điểm Mặt Trăng, Mặt Trời ở 2 phía đối diện với Trái Đất là ngày vọng (rằm âm lịch). Trung bình một tháng dài 29 ngày 12 giờ 44 phút. Tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày tùy thuộc vào thời điểm giao hội. Lịch theo chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất được gọi là Âm lịch, mỗi năm thường có 354 hoặc 355 ngày.

Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là cơ sở làm lịch của nhiều nền văn minh cổ như Babylon, Ai Cập, Hi Lạp...

Sự kết hợp giữa Âm lịch và các tiết trong Dương lịch tạo nên Âm – Dương lịch

Các nền văn minh Babylon, Hi Lạp, Ai Cập đã từng kết hợp lịch Mặt Trăng và lịch Mặt Trời. Người ta đã xác định được một chu kỳ 8 năm với 5 năm có 12 tháng và 3 năm có 13 tháng. Năm 432 trước Công nguyên, nhà thiên văn Meton nổi tiếng của Hy Lạp phát hiện ra một điều - từng được giới thiên văn học Trung Hoa biết tới từ lâu: chính 19 năm thời gian của Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời khớp đúng với 235 tháng giao hội của Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất.

Các nhà khoa học cổ đại Trung Quốc kết hợp Âm lịch với các điểm tiết trên quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, tạo nên Âm – Dương lịch đang được sử dụng ở một số nước châu Á. Năm Dương lịch dài hơn năm Âm - Dương lịch 10 – 11 ngày. Trung bình thời gian 3 năm Dương lịch dài hơn 3 năm Âm - Dương lịch 32 – 33 ngày. Để cho năm Âm - Dương lịch gần trùng hợp với năm Dương lịch và phù hợp với chu kì của năm thiên văn, người ta đặt ra năm nhuận Âm - Dương lịch có 13 tháng. Cứ 19 năm có 7 lần nhuận Âm - Dương lịch. Quy tắc tính năm nhuận của Âm - Dương lịch là lấy số năm Dương lịch chia cho 19, nếu số dư là 0, 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì đó là năm nhuận. Quy tắc này không phải là quy ước chủ quan của người làm lịch mà dựa trên quy luật tự nhiên của hệ thống thiên văn. 12 tháng Âm - Dương lịch tương ứng với 12 trung khí để cho năm Âm – Dương lịch không bị lệch với thời tiết, khí hậu. Nếu trong khoảng giữa hai Đông chí chỉ có 12 điểm sóc (giao hội) tương ứng với 12 tháng âm thì năm đó không có tháng nhuận. Còn nếu trong khoảng thời gian này có 13 điểm sóc thì sẽ xuất hiện một tháng âm dư ra không tương ứng với trung khí nào và tháng đó sẽ là tháng nhuận. Nghĩa là tháng được chọn làm tháng nhuận Âm - Dương lịch là tháng không có trung khí (không có điểm khởi đầu của cung Hoàng đạo), chỉ có 1 tiết khí. Tháng 11 Âm – Dương lịch luôn chứa trung khí có tên là Đông chí, lịch Can chi của Trung Quốc đặt tên tháng 11 là Tí, đây là cơ sở để đánh số các tháng khác.

Tên chi theo lịch Can chi và trung khí của tháng Âm – Dương lịch như sau:

Tính các điểm sóc thì biết được các ngày trong tháng, tính các trung khí để biết tháng đó là tháng mấy và có tháng nhuận trong năm hay không. Việc tính tháng nhuận Âm - Dương lịch rất phức tạp bới nó còn phụ thuộc lực tương tác giữa các thiên thể trong hệ Mặt Trời chứ không chỉ có 3 thiên thể Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời. Các lực này gây nhiễu động cho các chuyển động của Mặt Trăng và Trái Đất. Theo tính toán của các nhà làm lịch, các năm và tháng nhuận Âm - Dương lịch tiếp theo là năm 2025 (Ất Tị) nhuận tháng 6; năm 2028 (Mậu Thân) nhuận tháng 5; năm 2031 (Tân Hợi) nhuận tháng 3. Còn theo thư tịch cổ “Tam nguyên cửu vận” của người Trung Hoa thì các năm nhuận tiếp theo đó là năm 2033 (Quý Sửu) nhuận tháng 11; năm 2036 (Bính Thìn) nhuận tháng 6; năm 2039 (Kỉ Mùi) nhuận tháng 5; năm 2042 (Nhâm Tuất) nhuận tháng 2. Kết quả này có thể đúng với phương thức tính toán hiện đại cho Âm – Dương lịch áp dụng ở Việt Nam, nhưng cũng có thể sai lệch một thời điểm nào đó vì Trung Quốc xác định thời gian theo múi giờ số 8, Việt Nam xác định thời gian theo múi giờ số 7.

Tóm lại, Âm – Dương lịch dựa trên cơ sở khoa học là sự kết hợp lịch theo tuần Trăng và lịch theo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Sự biến đổi thời tiết theo mùa khi hậu phụ thuộc vào chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, được thể hiện qua các điểm “tiết” tương ứng với các cung Hoàng đạo trong quá trình chuyển động và trùng khớp với một ngày Dương lịch hàng năm. Trên quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời có 12 điểm trung khí, tương ứng với 12 tháng trong năm. Năm nhuận Âm – Dương lịch là năm có 13 tháng, trong đó có 1 tháng nhuận không chứa trung khí. Tháng nhuận này vừa đảm bảo chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất, vừa có ý nghĩa hiệu chỉnh thời gian của năm Âm – Dương lịch tiệm cận với chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Tháng nhuận không ảnh hưởng đến sự biến đổi thời tiết trong mùa khí hậu.

Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du có câu “Thanh minh trong tiết tháng Ba, lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”. Thanh minh là một tiết khí thường vào tháng Ba Âm – Dương lich, nhưng năm Quý Mão 2023, tiết Thanh minh lại là rằm tháng 2 nhuận. Dân gian cũng còn truyền lại, tháng Ba có rét Nàng Bân, nghĩa là trong tháng Ba Âm – Dương lịch vẫn còn có thể có gió mùa Đông Bắc và rét. Tần suất gió mùa Đông Bắc ở nước ta giảm và yếu hẳn từ sau tiết Cốc vũ (mưa rào) vào 20/4 Dương lịch. Năm nay, trung khí Cốc vũ là ngày 01/3 Âm – Dương lịch. Vậy nên trong tháng Ba Âm – Dương lịch, có chăng chỉ còn một vài đợt gió mùa Đông Bắc yếu mang đến không khí mát mẻ trước khi bước vào những ngày hè nóng nực.

1. Nguyễn Trọng Hiếu, Phùng Ngọc Đĩnh (2004). Địa lí tự nhiên đại cương 1. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

2. Đặng Duy Lợi, Nguyễn Thị Kim Chương, Đặng Văn Hương, Nguyễn Thục Nhu (2005). Địa lí tự nhiên Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

3. Trần Tiến Bình (2014). Tính tháng nhuận trong âm lịch như thế nào. https://vnexpress.net/.

Thạc sĩ Bùi Văn Năm Trưởng phòng Thanh tra và Đảm bảo chất lượng; Giảng viên chính môn Địa lí

Biến đổi khí hậu đang là một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt trong thế kỷ 21. Hiện tượng này không chỉ gây ra sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu mà còn kéo theo hàng loạt các hệ lụy nghiêm trọng như băng tan, mực nước biển dâng cao, và các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng. Những hệ quả này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên mà còn đe dọa trực tiếp đến đời sống, kinh tế, và sức khỏe của con người. Chính vì vậy, việc chống lại biến đổi khí hậu không chỉ là nhiệm vụ cấp bách mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân, cộng đồng, và quốc gia.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, không một quốc gia nào có thể tự mình đối phó hoàn toàn với biến đổi khí hậu. Hợp tác quốc tế trở thành yếu tố then chốt để chia sẻ kiến thức, công nghệ, và tài nguyên nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Các hiệp định và thỏa thuận quốc tế như Hiệp định Paris (2015) về biến đổi khí hậu đã tạo ra nền tảng cho sự hợp tác này, cho phép các quốc gia cùng cam kết và hành động vì một tương lai bền vững. Vai trò của các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc (UN), Ngân hàng Thế giới (WB), và các tổ chức phi chính phủ cũng không thể thiếu, khi họ đóng vai trò điều phối, hỗ trợ tài chính, và nâng cao nhận thức toàn cầu. Sự hợp tác toàn diện và đồng lòng của cộng đồng quốc tế là chìa khóa để chúng ta có thể vượt qua thách thức này và bảo vệ hành tinh cho các thế hệ tương lai.

Một số các hiệp định và thoả thuận quốc tế:

Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu (2015) đã có ảnh hưởng sâu rộng đến chính sách và hành động quốc gia. Nhiều quốc gia đã tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường, đầu tư vào năng lượng tái tạo, và thúc đẩy các chính sách giảm phát thải. Hiệp định này đã tạo động lực cho sự thay đổi, không chỉ ở cấp độ chính phủ mà còn trong khu vực tư nhân và cộng đồng dân cư.

Nghị định thư Kyoto được thông qua vào năm 1997, đánh giá hiệu quả của Nghị định thư Kyoto cho thấy nó đã đạt được một số thành công trong việc giảm phát thải nhà kính, nhưng còn nhiều hạn chế. Một số quốc gia không đạt được mục tiêu của mình và sự tham gia không đồng đều của các quốc gia phát triển đã làm giảm hiệu quả tổng thể của nghị định.

Ngoài các hiệp định toàn cầu, nhiều thỏa thuận khu vực và song phương đã được thiết lập để đối phó với biến đổi khí hậu. Ví dụ, Liên minh Châu Âu đã thiết lập Hệ thống Giao dịch Khí thải của EU (EU ETS) để giảm phát thải khí nhà kính trong khu vực. Các thỏa thuận song phương như Hiệp định Đối tác Khí hậu và Năng lượng Giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác về công nghệ sạch và giảm thiểu khí thải.

Những thỏa thuận này đã có tác động tích cực đến nỗ lực chống biến đổi khí hậu bằng cách thúc đẩy các quốc gia chia sẻ công nghệ, kiến thức và tài nguyên, từ đó nâng cao hiệu quả của các biện pháp bảo vệ môi trường. Chúng cũng tạo ra cơ hội cho các quốc gia hợp tác và học hỏi lẫn nhau, đồng thời tạo áp lực để các quốc gia khác tham gia vào nỗ lực toàn cầu.

Tầm quan trọng của các tổ chức quốc tế trong việc giải quyết vấn đề khí hậu:

Liên Hợp Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc đối phó với biến đổi khí hậu thông qua Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC). UNFCCC là nền tảng cho các hiệp định quốc tế như Nghị định thư Kyoto và Hiệp định Paris, giúp các quốc gia hợp tác và cam kết giảm phát thải khí nhà kính. Các hội nghị COP (Hội nghị các bên) được tổ chức hàng năm dưới sự bảo trợ của UNFCCC đã trở thành diễn đàn quan trọng để các quốc gia thảo luận, đàm phán và thiết lập các mục tiêu hành động chống biến đổi khí hậu. Các hội nghị COP thúc đẩy sự hợp tác quốc tế, cung cấp cơ hội cho các quốc gia chia sẻ kinh nghiệm, thách thức và giải pháp.

Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các dự án phát triển bền vững. Các tổ chức này cung cấp các khoản vay và viện trợ cho các dự án năng lượng tái tạo, quản lý tài nguyên nước, và phát triển nông nghiệp bền vững. Đặc biệt, họ tập trung vào việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với các quốc gia nghèo và đang phát triển, những nơi thường bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Bằng cách cung cấp tài chính và hỗ trợ kỹ thuật, Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) giúp các quốc gia này xây dựng khả năng chống chịu và phát triển bền vững.

Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) thực hiện nhiều sáng kiến và chương trình nhằm bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu. UNEP hỗ trợ các quốc gia phát triển và thực hiện các chính sách môi trường hiệu quả, cung cấp các công cụ và thông tin cần thiết để quản lý tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững. Các chương trình của UNEP bao gồm việc thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo, bảo tồn đa dạng sinh học và giảm ô nhiễm. UNEP cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng và thúc đẩy sự tham gia của các quốc gia trong các nỗ lực bảo vệ môi trường.

Các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và cộng đồng khoa học đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu và nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu. Các NGOs như Greenpeace, WWF và Friends of the Earth thực hiện các chiến dịch vận động, giáo dục và nghiên cứu để thúc đẩy hành động về biến đổi khí hậu. Họ giám sát và thúc đẩy các chính phủ và doanh nghiệp thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường và giảm phát thải. Cộng đồng khoa học đóng vai trò cung cấp thông tin và bằng chứng khoa học, giúp định hình chính sách và hành động toàn cầu về biến đổi khí hậu. Những nỗ lực này đóng góp quan trọng trong việc xây dựng một tương lai bền vững và chống lại tác động của biến đổi khí hậu.

Từ đây có thể thấy rằng, bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, việc duy trì và tăng cường các nỗ lực hợp tác toàn cầu là vô cùng cần thiết. Không một quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, có thể đơn độc giải quyết vấn đề này. Chỉ có thông qua sự hợp tác chặt chẽ và toàn diện, chúng ta mới có thể đối phó hiệu quả với các thách thức mà biến đổi khí hậu đặt ra. Việt Nam, với vị trí địa lý đặc thù và sự phụ thuộc lớn vào nông nghiệp và ngư nghiệp, đặc biệt dễ bị tổn thương bởi tác động của biến đổi khí hậu. Do đó, việc tham gia tích cực vào các nỗ lực hợp tác quốc tế không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để Việt Nam học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và tìm kiếm sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế.

Hãy cùng nhau thực hiện các cam kết giảm phát thải, đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo, và tăng cường các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào các nỗ lực toàn cầu này, đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ và hợp tác từ cộng đồng quốc tế. Chỉ khi tất cả chúng ta cùng nhau hành động, chúng ta mới có thể xây dựng một tương lai bền vững, an toàn và thịnh vượng cho mọi người dân trên thế giới này.

Báo cáo Tình trạng Khí hậu ở Châu Âu năm 2022, báo cáo thứ hai trong loạt báo cáo hàng năm, do Tổ chức Khí tượng Thế giới và Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus của Liên minh Châu Âu đồng thực hiện. Báo cáo cho thấy châu Âu đã nóng lên gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu kể từ những năm 1980, với những tác động sâu rộng đến kết cấu kinh tế xã hội và hệ sinh thái của khu vực. Vào năm 2022, nhiệt độ của châu Âu cao hơn khoảng 2,3°C so với mức trung bình thời kỳ tiền công nghiệp (1850-1900) được sử dụng làm cơ sở cho Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, trong một dấu hiệu của hy vọng cho tương lai, lần đầu tiên năng lượng tái tạo tạo ra nhiều điện hơn so với khí hóa thạch gây ô nhiễm vào năm ngoái. Năng lượng gió và mặt trời tạo ra 22,3% lượng điện của Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2022, vượt qua khí hóa thạch (20%).

Tổng thư ký WMO, Giáo sư Petteri Taalas cho biết “Lần đầu tiên, nhiều điện được tạo ra từ gió và mặt trời hơn so với khí hóa thạch ở EU. Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và các nguồn năng lượng ít carbon là rất quan trọng để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch”. Ông nói: “Các dịch vụ khí hậu đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo khả năng phục hồi của các hệ thống năng lượng trước các cú sốc liên quan đến khí hậu, trong các hoạt động lập kế hoạch và các biện pháp để tăng hiệu quả sử dụng năng lượng.

Báo cáo tập trung đặc biệt vào năng lượng và nhấn mạnh thời tiết khắc nghiệt hơn, bao gồm nắng nóng gay gắt, lượng mưa lớn và hạn hán có tác động ngày càng lớn đối với cung, cầu và cơ sở hạ tầng của hệ thống năng lượng châu Âu. Báo cáo được phát hành trùng với Hội nghị thích ứng với biến đổi khí hậu châu Âu lần thứ 6 tại Dublin, Ireland và kèm theo Bản đồ mô phỏng.

“Nhiệt độ tăng kỷ lục mà người châu Âu trải qua vào năm 2022 là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những ca tử vong liên quan đến thời tiết ở châu Âu. Thật không may, điều này không phải lần đầu liên quan đến khí hậu. Sự hiểu biết hiện tại của chúng tôi về hệ thống khí hậu và sự phát triển của nó cho chúng tôi biết rằng những loại sự kiện này là một phần của mô hình sẽ khiến căng thẳng nhiệt cực đoan xảy ra thường xuyên hơn và dữ dội hơn trên toàn khu vực,” Tiến sĩ Carlo Buontempo, Giám đốc, Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus cho biết.

Dựa trên thông tin trong Cơ sở dữ liệu về các sự kiện khẩn cấp (EM-DAT), các mối nguy hiểm liên quan đến khí tượng, thủy văn và khí hậu ở Châu Âu vào năm 2022 đã dẫn đến 16.365 trường hợp tử vong được báo cáo và ảnh hưởng trực tiếp đến 156.000 người. Khoảng 67% các sự kiện có liên quan đến lũ lụt và bão, chiếm phần lớn tổng thiệt hại kinh tế khoảng 2 tỷ đô la Mỹ. Nghiêm trọng hơn nhiều, về tỷ lệ tử vong, là các đợt nắng nóng, theo báo cáo đã dẫn đến hơn 16000 ca tử vong.

“Vào năm 2022, nhiều quốc gia ở tây và tây nam châu Âu đã trải qua một năm nóng nhất được ghi nhận. Mùa hè là mùa nóng nhất từng được ghi nhận: nhiệt độ cao làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán nghiêm trọng và lan rộng, gây ra các vụ cháy rừng dữ dội dẫn đến khu vực bị cháy lớn thứ hai được ghi nhận và dẫn đến hàng nghìn ca tử vong do nhiệt quá mức,” Giáo sư Taalas cho biết.

Biên dịch: Tạp chí Khí tượng Thủy văn

Nguồn: https://public.wmo.int/en/media/press-release/climate-change-impacts-scar-europe-increase-renewables-signals-hope-future

Là một quốc gia vùng nhiệt đới với đường bờ biển dài hơn 3.000 km, nơi sinh sống của hơn 1.300 loài sinh vật biển, Việt Nam sở hữu tất cả lợi thế và tiềm năng để phát triển một ngành thủy sản trù phú.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính chung 10 tháng năm 2024, sản lượng thủy sản ước đạt 7.889,8 nghìn tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 3,23 tỷ USD, tăng 13,9%; cá tra đạt 1,54 tỷ USD, tăng 8,7%.

Hiện, ngành thủy sản đóng góp gần một phần tư của GDP ngành nông nghiệp, với kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 thế giới và sản lượng xuất khẩu thủy sản đứng thứ 4. Tuy nhiên, thế mạnh của Việt Nam trong ngành thủy sản có thể suy giảm nhanh chóng khi Việt Nam được cảnh báo là một trong năm quốc gia có khả năng chịu ảnh hưởng xấu nhất của biến đổi khí hậu .

Theo Liên Hợp Quốc, nhiệt độ toàn cầu đã tăng khoảng 1,5 độ C so với mức trung bình trước đây. Nhiệt độ tăng đang làm ảnh hưởng tới chất lượng nước và sản lượng thủy sản. Bên cạnh đó, vấn đề về thiên tai đơn cử là tác động của cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã làm cuốn trôi nhiều lồng, bè nuôi thủy sản.

Báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết hơn 1.500 lồng bè thủy sản bị cuốn trôi, trong đó Quảng Ninh chịu tổn thất lớn nhất với hơn 1.000 lồng bè hư hại, khiến ngư dân mất từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng.

Cùng với khó khăn do biến đổi khí hậu và thiên tai, các chuyên gia nhận định ngành thủy sản đang gặp khó khăn do áp lực lớn về tăng giá thức ăn khiến chi phí sản xuất thủy sản tăng lên, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của người nuôi và khó khăn cho việc duy trì sản xuất ổn định. Ngoài ra, chất lượng con giống cũng đang đòi hỏi ngành thủy sản cần có giải pháp hiệu quả hơn nữa đảm bảo nguồn giống tốt cho phát triển thủy sản.

Bên cạnh đó, thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tới nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong xu thế hướng tới phát triển xanh, an toàn và bền vững, yêu cầu chứng chỉ carbon cho sản phẩm thủy sản là một thách thức lớn cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Theo Hội Thủy sản Việt Nam (VINAFIS), nhiều thị trường quốc tế đã bắt đầu đặt ra yêu cầu về chứng chỉ carbon cho sản phẩm thủy sản. VINAFIS dự báo, trong vòng 3- 5 năm tới, nếu ngành thủy sản không kịp thích ứng với các yêu cầu về môi trường, Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn khi mở rộng và duy trì thị trường xuất khẩu.

Vừa qua, Ngân hàng HSBC Việt Nam và Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn đã tham gia ký kết một thỏa thuận tài trợ tín dụng thương mại xanh. Đây khoản tín dụng xanh đầu tiên mà HSBC Việt Nam cấp cho Vĩnh Hoàn, đồng thời là khoản tín dụng xanh đầu tiên mà ngân hàng tài trợ trong lĩnh vực thủy sản. Hợp đồng được kỳ vọng sẽ khuyến khích các doanh nghiệp khác trong ngành tích cực tham gia quá trình chuyển đổi xanh tại Việt Nam.

Ông Ahmed Yeganeh, Giám đốc toàn quốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp, HSBC Việt Nam, chia sẻ: “Ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời bảo vệ nền kinh tế khỏi những tác động của nó, bao gồm cả ngành thủy sản, là ưu tiên hàng đầu của HSBC tại Việt Nam. Trọng tâm chiến lược của chúng tôi là hỗ trợ các doanh nghiệp tại Việt Nam có tầm nhìn và kế hoạch phát triển bền vững”.

Theo bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, CEO Công ty Vĩnh Hoàn, việc theo đuổi mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nuôi trồng thủy sản suốt nhiều năm qua giúp tối ưu hóa chuỗi giá trị, giảm thiểu chất thải và tạo ra giá trị từ các phụ phẩm.

Ngoài ra, công ty cũng đạt các chứng nhận quốc tế của Hội đồng Quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC CoC) và Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất (BAP). Đó là những yếu tố chính giúp Vĩnh Hoàn thành công nhận được khoản vay thương mại xanh.

Hội đồng Quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC CoC) là một tổ chức cung cấp các tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc và phân loại áp dụng cho toàn bộ chuỗi cung ứng từ trang trại đến các sản phẩm được chứng nhận.

Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất (BAP) là chứng nhận dành cho toàn bộ chuỗi cung ứng thủy sản đầu cuối toàn diện nhất, công nhận mọi bước của chuỗi sản xuất và tuân thủ Tiêu chuẩn Nhà máy chế biến thủy sản (SPS) của Liên minh Thủy sản toàn cầu.