Một bản tuyên ngôn – còn được gọi là Slogan – là cần thiết khi viết một bài luận tiếng anh xin học bổng. Slogan cung cấp một bản tóm tắt nội dung của bài luận, đồng thời tiết lộ thái độ và tính cách của bạn. Cá tính của bạn càng mạnh mẽ và hấp dẫn thì tuyên bố đó càng sâu sắc và độc đáo. Đây là một thành phần cần thiết cho sự thành công của chính bạn.
Một bản tuyên ngôn – còn được gọi là Slogan – là cần thiết khi viết một bài luận tiếng anh xin học bổng. Slogan cung cấp một bản tóm tắt nội dung của bài luận, đồng thời tiết lộ thái độ và tính cách của bạn. Cá tính của bạn càng mạnh mẽ và hấp dẫn thì tuyên bố đó càng sâu sắc và độc đáo. Đây là một thành phần cần thiết cho sự thành công của chính bạn.
Hãy cùng PREP điểm qua một số bài luận được xem là “thất bại", từ đó rút ra những lỗi sai cũng như kinh nghiệm cho bản thân nhé!
Với bài luận này, đâu là điểm nhấn? Bài luận này không hề có một thông điệp chính hoặc điểm nhấn nổi bật nào xuyên suốt. Chủ đề "Where Has Time Gone?" là chủ đề có tiềm năng, nhưng bài viết lại chỉ dừng ở việc mô tả một cách chung chung về các kỷ niệm thời trung học mà không kết nối chúng với một mục đích hay bài học cụ thể nào.
Ngoài ra, bài luận không trả lời câu hỏi lớn hơn về ý nghĩa của thời gian trôi qua đối với sự trưởng thành cá nhân, sự thay đổi, hay cách những kỷ niệm này sẽ ảnh hưởng đến tương lai của người viết.
Vậy thì với bài luận này, đâu là điểm trừ trong mắt giám khảo? Đó chính là việc cố gắng lấy đi nước mắt của người đọc. Bài luận chủ yếu tập trung vào việc kể lại những khó khăn trong cuộc sống mà người viết đã trải qua mà không đưa ra giải pháp hoặc sự phát triển tích cực. Nó sẽ dễ tạo cảm giác tiêu cực và khiến hội đồng tuyển sinh cảm thấy quá lạm dụng cảm xúc.
Nếu người viết đã có những nỗ lực vượt qua khó khăn (như làm thêm để giúp gia đình), thì cần phải nhấn mạnh những kỹ năng đã học được từ đó (như kỹ năng quản lý thời gian, làm việc nhóm, kiên nhẫn) để làm bài viết thêm phần tích cực và mạnh mẽ.
Hội đồng tuyển sinh thường tìm kiếm những ứng viên có khả năng vượt qua thử thách và phát triển từ những khó khăn, chứ không chỉ dừng lại ở việc kể lể về những vấn đề trong quá khứ.
Hiểu rõ yêu cầu đề bài đưa ra sẽ giúp bạn không bị lạc đề cũng như có định hướng triển khai bài luận. Các trường đại học hoặc tổ chức cấp học bổng thường đưa ra câu hỏi hoặc chủ đề liên quan đến các vấn đề xã hội. Bạn cần hiểu rõ không chỉ yêu cầu trực tiếp mà còn cả ý nghĩa sâu xa đằng sau câu hỏi.
Chẳng hạn, nếu đề bài yêu cầu: “Hãy kể về một hoạt động tình nguyện bạn đã tham gia và nó đã ảnh hưởng đến bạn như thế nào,” bạn nên tự hỏi: “Liệu họ chỉ muốn biết về hoạt động đó, hay thực sự họ muốn tìm hiểu điều gì khác sâu xa hơn?”
Hội đồng tuyển sinh không chỉ quan tâm đến việc bạn tham gia hoạt động tình nguyện nào, mà họ còn muốn biết những giá trị bạn học được, cách bạn phát triển bản thân, và tại sao những trải nghiệm đó lại có ý nghĩa với bạn. Điều này giúp họ đánh giá xem bạn có phải là người có tinh thần trách nhiệm và phù hợp với giá trị của trường hoặc tổ chức hay không.
Nhiều người thường không lập dàn ý vì nghĩ rằng quá trình này phức tạp và tốn thời gian. Tuy nhiên, việc xây dựng một dàn bài rõ ràng sẽ trình bày bài luận một cách nhanh chóng và không bị sót các ý tưởng của bạn.
Ngoài ra, khi phân tích đề bài, hãy chú ý đánh dấu các từ khóa quan trọng. Tiếp theo, hãy mở rộng và phát triển các từ khóa chính, phụ này xuyên suốt cấu trúc của bài luận. Đặc biệt, với những bài luận xin học bổng bằng tiếng Anh, hãy tìm những từ vựng và từ khóa nổi bật để thu hút sự quan tâm của hội đồng tuyển sinh. Đừng quên sử dụng các liên từ để kết nối các câu và đoạn văn mạch lạc.
Ngoài ra, khi lập dàn ý, hãy nghĩ về những điều thú vị về bản thân bạn và ghi chúng vào mỗi danh mục: personal, community, academic và professional. Trong mỗi cột, hãy liệt kê một số chi tiết có liên quan khiến bạn trở nên đặc biệt. Bạn có thể sẽ không thể sử dụng tất cả chúng, nhưng trong quá trình lập dàn ý, hãy ghi tất cả những ý tưởng này ra giấy.
Luận án tìm kiếm học bổng không cần dùng các thuật ngữ chuyên môn cao. Việc lạm dụng từ vựng học thuật và sử dụng ngôn ngữ thông tục sẽ làm mất đi tính chuyên nghiệp và mất điểm cho bài luận của bạn. Hội đồng tuyển sinh họ đang cần hiểu cá tính, mục tiêu chứ không phải là những kiến thức mà họ đã biết.
Bài viết trên đã cung cấp đến bạn những bài luận mẫu xin học bổng hay, cách viết cũng như kinh nghiệm viết bài luận xin học bổng dành riêng cho mình. Nếu đang có dự định du học Mỹ và đặc biệt là xin học bổng du học nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy để Anh Ngữ Du Học ETEST giúp bạn thiết kế lộ trình đặc biệt dành riêng cho mình thông qua khóa học AMP(Admission Mentoring Program) – viết luận săn học bổng.
Nguyễn Đức Tuấn Dũng, cựu học sinh THPT Kim Liên, đã xuất sắc ghi dấu ấn khi nhận được thư mời nhập học từ Maastricht University, một trong những trườngChi tiết
Chủ đề của bài luận là về một chuyến đi tới châu Âu và người viết nhận định rằng đây chính là cột mốc trong cuộc đời và thay đổi những suy nghĩ của bản thân. Nhưng thực tế thì, bài luận này chỉ đơn thuần kể về một chuyến du lịch cá nhân mà không hề liên kết với mục tiêu học tập, ngành học mà người viết định chọn, hoặc lý do tại sao chuyến đi này lại quan trọng đối với sự phát triển cá nhân và học tập của họ.
Trên đây, PREP đã chia sẻ cho bạn những thông tin về bài luận du học. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn viết được một bài luận du học thật sự ấn tượng và đạt được giấc mơ của bản thân.
Bài luận xin học bổng (Personal Statement) là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong bộ hồ sơ xin học bổng đại học Mỹ cũng như các nước có nền giáo dục hàng đầu khác như Canada, Úc, Anh… Trong bài viết này, Anh Ngữ Du Học ETEST sẽ gửi đến bạn những bài luận xin học bổng du học hay và kinh nghiệm viết bài luận học bổng để giúp bạn đạt được kết quả tốt nhất.
Underlying Question dùng để chỉ những câu hỏi ẩn chứa ý nghĩa thật sự mà người hỏi không trực tiếp nêu ra. Đó là những câu hỏi nằm sau hoặc ẩn dưới bề mặt của câu hỏi chính mà bạn nghe thấy. Để hiểu và trả lời đúng Underlying Question, bạn cần nắm bắt được ý định thật sự của người hỏi dựa trên thái độ, ngữ điệu, và bối cảnh câu chuyện.
Ví dụ với câu hỏi “Why do you want to study at our university?” (Tại sao bạn muốn học tại trường đại học của chúng tôi?) thì câu trả lời không nên là “Tôi thích trường này vì nó nổi tiếng”. Thay vào đó, bạn nên trả lời là “Tôi chọn trường này vì tôi đã tham dự một hội thảo trực tuyến do giảng viên của trường tổ chức và bị ấn tượng với cách tiếp cận thực tế và sáng tạo của họ.”
Sau khi đã viết xong bài luận, hãy đưa nó cho bố mẹ, người thân hoặc những người có chuyên môn để họ góp ý. Góc nhìn đa chiều từ những người có kinh nghiệm sẽ giúp bạn phát hiện ra những điểm còn chưa rõ ràng và những lỗi sai về trình bày, chính tả, từ đó hoàn thiện bài luận một cách tốt nhất.
Sau khi nhận những lời nhận xét, góp ý từ những người có chuyên môn, hãy bắt tay vào việc chỉnh sửa một lần nữa. Bên cạnh đó, đừng quên kiểm tra những lỗi ngữ pháp hay lỗi chính tả vì chúng có thể trở thành điểm trừ trong mắt giám khảo. Cuối cùng, sau khi đã kiểm tra xong, hãy gửi bài luận cho hội đồng tuyển sinh.