Cúng bái tất bật, nấu đủ ngày ba bữa cho ông bà, tổ tiên... nhiều cô dâu Việt suốt mấy ngày Tết chẳng được rời xa cái bếp phút nào.
Cúng bái tất bật, nấu đủ ngày ba bữa cho ông bà, tổ tiên... nhiều cô dâu Việt suốt mấy ngày Tết chẳng được rời xa cái bếp phút nào.
Căn cứ Điều 21 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 (có hiệu lực từ 01/01/2016 cho đến nay) thì thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thể kéo dài thời gian tham gia nghĩa vụ quân sự nhưng không quá 6 tháng nếu rơi vào các trường hợp sau:
- Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
- Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
Như vậy, từ năm 2016 cho đến nay thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ từ 24 -30 tháng tùy vào tình hình thực tế.
Năm 2023, vẫn áp dụng theo quy định tại Điều 21 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 do đó thời gian nhập ngũ của anh cũng sẽ rơi vào khoảng từ 24 -30 tháng.
Theo Điều 22 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì thời gian phục vụ tại ngũ được tính từ ngày giao, nhận quân:
Lưu ý: Trong trường hợp không giao, nhận quân tập trung thì tính từ ngày đơn vị Quân đội nhân dân tiếp nhận đến khi được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ.
Nếu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng không quyết định kéo dài thời gian tham gia nghĩa vụ quân sự thì theo quy định, khi đủ 24 tháng tham gia nghĩa vụ quân sự, em họ anh sẽ được xuất ngũ. Đối với những người nhập ngũ vào năm 2021 thì thời hạn xuất ngũ sẽ vào tháng 2 và tháng 3 năm 2023.
Tuy nhiên, trên thực tế, Quân đội luôn tạo điều kiện để quân nhân có thể xuất ngũ sớm hơn 24 tháng. Hầu hết, các đơn vị sẽ cho quân nhân xuất ngũ vào khoảng cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2, trước Tết Nguyên Đán để tạo điều kiện cho mọi người về ăn Tết cùng với gia đình. Do đó, tổng thời gian thực tế phục vụ tại ngũ của quân nhân sẽ rơi vào khoảng 22-23 tháng.
Cũng vì thế mà ngày thực xuất ngũ năm 2022 và 2023 là từ ngày 10 đến 20 tháng Giêng dương lịch hàng năm, tức trước Tết Nguyên Đán 10 đến 15 ngày đối với những người nhập ngũ từ năm 2020, 2021.
Đặc biệt năm 2023, Tết Nguyên Đán đến sớm hơn mọi năm từ 10 đến 20 ngày, Mùng 1 Tết rơi vào ngày 22 tháng 01 năm 2023 nên lịch xuất ngũ năm 2023 có thể sẽ được quyết định từ ngày 8 đến ngày 15 tháng 01 năm 2023.
Đây có lẽ sẽ là một tin vui cho những người lính, cũng như người thân, gia đình, bạn bè đang mong ngóng ngày đoàn tụ.
Ngày xuất ngũ 2022. 2023 và chế độ xuất ngũ (Hình từ internet)
Theo Điều 7, 8 Nghị định 27/2016/NĐ-CP thì khi tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định và có đủ điều kiện xuất ngũ theo Điều 43 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì hạ sĩ quan, binh sĩ được hưởng những quyền lợi sau:
Cứ mỗi năm phục vụ trong quân đội được trợ cấp bằng 2 tháng lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ. Nếu thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.Nếu phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng;.
- Trợ cấp tạo việc làm: Bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ.
- Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường.
- Nếu trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, khi xuất ngũ được tiếp nhận vào học ở các trường đó.
- Nếu trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ. Trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp.
- Nếu trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế (doanh nghiệp,…), khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ. Trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật.
- Được giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
- Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ khi hoàn thành thời gian phục vụ tại ngũ và xuất ngũ khi có lệnh bãi bỏ tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thì khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm, cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức. Trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.
Xem thêm: Trốn nghĩa vụ quân sự - Đi tù như chơi
Thần Táo quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Nhưng sau đó được Việt hóa thành sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Và người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.
Theo tích của người Việt, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Dù tình cảm mặn nồng tha thiết nhưng họ mãi không có con. Vì vậy lâu dần Trọng Cao hay kiếm chuyện dằn vặt vợ.
Một hôm, Trọng Cao “chuyện bé xé ra to” đánh Thị Nhi và đuổi đi. Thị Nhi bỏ nhà, lang thang rồi gặp được Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Trọng Cao sau khi nguôi giận lại ân hận, nhớ vợ và quyết lên đường đi tìm Thị Nhi.
Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Trọng Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Không ngờ, Trọng Cao lại vào xin ăn đúng nhà của Thị Nhi lúc Phạm Lang đi vắng. Nhận ra người hành khất là chồng cũ, Thị Nhi mời vào nhà nấu cơm cho ăn. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Thị Nhi sợ chồng nghi oan nên giấu Trọng Cao dưới đống rạ sau vườn.
Chẳng may đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Thị Nhi lao vào cứu Trọng Cao ra. Thấy vợ nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.
Thượng đế thương tình thấy ba người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo quân. Người chồng mới làm Thổ công trông coi việc trong bếp. Người chồng cũ làm Thổ địa trông coi việc trong nhà. Còn người vợ làm Thổ kỳ trông coi việc chợ búa.
Không chỉ định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo quân còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.
Theo sự tích dân gian Việt Nam, hằng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa, Táo quân sẽ quay về hạ giới để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa của các gia đình.
Người xưa cũng cho rằng, sau khi nghe Táo quân bẩm báo, Ngọc Hoàng sẽ căn cứ vào đó để định đoạt, có thể khen thưởng hoặc quở phạt gia chủ. Vì thế, vào ngày 23 tháng Chạp, trước khi Táo quân lên thiên đình, người ta thực hiện nghi lễ cúng ông Táo để các ông “nói tốt“ cho nhà mình.
Vào ngày này, người dân làm mâm cơm để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần. Đồng thời, đây cũng là dịp để người người, nhà nhà trở về sum họp, quây quần sau một năm làm ăn vất vả. Tùy theo điều kiện gia đình mà có những mâm cỗ lớn nhỏ khác nhau.